8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu đừng bỏ lỡ

  • Cập nhật: 24/01/2024
  • Tác giả: 
8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu đừng bỏ lỡ

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng mà mẹ bầu cần tuân thủ trong suốt quá trình mang thai. Bởi việc khám thai thường xuyên theo định kỳ không chỉ giúp mẹ bầu chăm sóc sức khỏe đúng cách mà còn đảm bảo an toàn và giúp đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ bầu hãy tham khảo những thông tin chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây về các mốc khám thai quan trọng để có sự chuẩn bị thật tốt nhé.

8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu đừng bỏ lỡ

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là hình thức thăm khám và kiểm tra nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi và thai phụ xem có những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, việc thực hiện khám thai định kỳ là điều hết sức quan trọng đối với mẹ và bé.

Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết, việc khám thai định kỳ còn mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp thai phụ có thể nắm bắt được tình hình thai nhi đang phát triển như thế nào.

  • Qua những lần khám thai định kỳ cũng sẽ giúp mẹ bầu biết được cách dưỡng thai cũng như chăm sóc sức khỏe mẹ và bé để có được một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Thực hiện một số xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có hướng giải quyết nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ thai bị chết lưu hoặc bị dị tật bất thường.

8 Mốc khám thai quan trọng nhất

Khai thai định kỳ được xem là cột mốc vô cùng quan trọng để giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ và có hướng xử lý kịp thời. Do đó, các chuyên gia cho biết, thai phụ nên đi khám thai qua các cột mốc sau đây:

1.Lần khám thai định kỳ đầu tiên: Sau khi chậm kinh khoảng 3 tuần

Thông thường, việc khám thai lần đầu thường diễn ra khi chị em đã có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn và bị chậm kinh khoảng 3 tuần, kèm theo một số dấu hiệu ốm nghén, cơ thể mệt mỏi và sử dụng que thử thai báo hai vạch thì chị nên chủ động đi khám vì đây là những dấu hiệu báo có thai.

Ở lần khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử các bệnh lý chị em mắc phải, những loại thuốc chị em đang sử dụng (nếu có) và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định chị em thực hiện siêu âm và xét nghiệm máu để xác định kết quả. Từ đó, ngoài việc giúp bác sĩ có thể xác định chính xác chị em có mang thai hay không, mà còn giúp bác sĩ phát hiện thai phụ có đang mắc phải các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,..

Sau khi có kết quả thăm khám bác sĩ sẽ dặn dò thai phụ vì mang thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận vì thai sẽ bắt đầu làm tổ vào trong cổ tử cung. Lúc này thai nhi vẫn còn yếu ớt nên mẹ bầu cần hết sức đi đứng cẩn thận, tránh các hoạt động mạnh và chạy nhảy và nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để đảm bảo sức khỏe và đợi đến ngày tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

2. Khám thai lần 2: Tuần thứ 7 – 8 mốc thời gian quan trọng để nghe tim thai

Ở lần khám thứ 2 trong khoảng từ 6 – 8 tuần của thai kỳ, thai phụ sẽ được bác sĩ thực hiện siêu âm kiểm tra 2D, ở lần khám nay mẹ bầu có thể lắng nghe được tim thai. 

Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chiều dài phôi nhằm xác định sự phát triển này có tương đương với tuổi thai hay không và kiểm tra kích thước túi ối. Đồng thời, bác sĩ cũng thực hiện siêu âm đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi xem có dấu hiệu bất thường như mang thai ngoài tử cung hay không để có phương pháp khắc phục kịp thời.

Ngoài ra, đối với những trường hợp mẹ bầu có sức khỏe ảnh hưởng đến điều kiện chăm sóc thai kỳ và từng bị sinh con bị dị tật, sảy thai hoặc có nguy cơ tiền sản thì có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để các bác sĩ  tư vấn và đưa ra phương pháp sàng lọc trước sinh sớm nhất có thể.

Đồng thời, ở bước khám này bác sĩ vẫn thực hiện kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, thực hiện một số xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp phát hiện những bệnh lý của mẹ bầu như bệnh sởi, thủy đậu, bệnh xã hội, đái tháo đường, cao huyết áp,.., hoặc những bệnh lý phụ khoa để có hướng xử lý kịp thời.

Sau cùng ở mốc khám này, thai phụ cũng sẽ được bác sĩ tư vấn một số loại vitamin và các chất cần bổ xung cho cơ thể cần thiết khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý sử dụng các loại thuốc và thực phẩm đúng theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

3. Lần khám thai thứ 3: Tuần 11 – 13 để kiểm tra dị tật thai nhi bằng xét nghiệm Double Test

Trong tuần 11 – 13, bác sĩ vấn tiếp tục theo dõi cân nặng và huyết áp của thai phụ. Trong suốt thời gian mang thai, cân nặng của mẹ bầu có thể tăng khoảng từ 11 – 16kg đối với người bình thường, còn có người bị tăng lên khoảng 18 – 24kg.

Đây cũng được xem là mốc khám thai vô cùng quan trọng, có thể biết chính xác được tình trạng phát triển của thai nhi và biết được chính xác tuổi thai. Đồng thời, đây là thời điểm thích hợp để thực hiện đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm Double Test, cụ thể như: 

  • Double test là xét nghiệm máu nhằm định lượng nồng độ beta – hCG và PAPP – A để kiểm tra nguy cơ dị tật của thai nhi và hội chứng Down, Edward hoặc Patau. Nếu thai nhi chuẩn đoán bị mắc các bệnh dị tật bẩm sinh, thai phụ cần giữ tâm lý bình tĩnh và nghe theo lời khuyên của các bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp. 

  • Đo độ mờ da gáy sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng Down hay những dị tật khác của thai nhi như dị tật chi, bệnh tim, thai vô sọ,.. Trong trường hợp sau xét nghiệm mà kết quả cho thấy thai nhi có nguy cơ bị mắc bệnh di truyền. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm sinh thiết gai nhau, xét nghiệm sàng lọc trước khi xâm lấn (NIPT) nhằm để chẩn đoán chính xác bệnh. 

4. Lần khám thai thứ 4: Tuần tứ 14 – 17

Khi đi khám thai lần thứ 4 này, bác sĩ vẫn tiếp tục thực hiện kiểm tra như: Cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,.., để theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi.

Nếu như chưa được làm xét nghiệm Double test ở lần khám trước, thì đây sẽ là thời điểm thích hợp để thai phụ làm xét nghiệm Triple test, đây là xét nghiệm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể thai nhi. Vì vậy, khi ở thời điểm này thai nhi đã phát triển lớn hơn, nên dựa vào xét nghiệm này sẽ giúp chẩn đoán chính xác được nguy cơ thai nhi bị dị tật mà việc thực hiện xét nghiệm Double Test không phát hiện được trước đó.

Dưới đây là những trường hợp thai phụ cần phải thực hiện thêm xét nghiệm cả Triple Test khi đi khám thai định kỳ:

  • Thai phụ có độ tuổi thai nhi trên 35 tuần tuổi.

  • Thai phụ có tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh hoặc gia đình có tiền sử đã có người bị dị tật.

  • Những đối tượng thai phụ làm việc hoặc sống trong môi trường độc hại, phóng xạ và nhiễm hóa chất.

  • Thai phụ bị mắc bệnh tiểu đường và đang sử dụng insulin.

Bên cạnh đó, những dấu hiệu bất thường của thai nhi nếu không được phát hiện sớm, sẽ rất khó tìm được ra những bất thường về hình dạng của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu nên chú ý thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, nếu có phát hiện thai nhi bị dị tật, dị dạng,.., sẽ có biện pháp xử lý kịp thời hoặc thai phụ có thể chấm dứt thai kỳ.

5. Lần khám thai thứ 5: Từ tuần 21 – 24

Đây cũng là mốc khám quan trọng trong suốt giai đoạn khám của thai kỳ, được xem là thời gian vàng để đánh giá như sự phát triển của thai nhi và phát hiện tiền sản giật, sản giật của thai phụ ở những tuần tiếp theo.

Đến tuần mang thai thứ 21 – 24, thai nhi đã có kích thước lớn và hầu hết những cơ quan quan trọng của bé đã được hình thành và có thể thấy được trên siêu âm. Do đó, lần kiểm tra này cũng có thể giúp kiểm tra được thai nhi có bị suy dinh dưỡng trong tử cung hay không. Trường hợp nếu có, các bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ những thay đổi trong khẩu phần ăn hằng ngày và bổ sung thêm sắt, canxi, nhằm giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi để khắc phục tình trạng này.

Đồng thời, ở lần khám này thai phụ sẽ được thực hiện thêm xét nghiệm máu nhằm tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ và kiểm tra sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi hay bất đồng nhóm máu Rh. Nếu cơ thể mẹ bầu xảy ra hiện tượng kháng thể chống lại yếu tố Rh dương của bé, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng huyết tán, đây là tình trạng nghiêm trọng đối với thai nhi. Do đó, bác sĩ sẽ chỉnh định tiêm Globulin miễn nhiễm Rh để giúp ngăn chặn quá trình cơ thể mẹ sản sinh kháng thể chống Rh dương của thai nhi.

Ở mốc khám thai này, thai phụ cũng sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm thêm mũi vắc – xin phòng uốn ván, có thể tiêm ban đầu hoặc có thể tiêm mũi nhắc lại.

7. Khám thai lần thứ 7: Từ tuần 31 - 32

Lần khám thai tuần thứ 31 – 32 là thời điểm có thể biết được cân nặng của bé trong bụng mẹ bầu khoảng 1,5 – 1,8kg, các tứ chi và xương cũng được phát triển cứng cáp và rõ rệt hơn so với những tuần trước.

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện siêu âm 4D để kiểm tra hình thái của thai nhi, tầm soát các bất thường của thai nhi. Tuy nhiên, ở thời điểm này không thể sửa chữa hay can thiệp được nữa vì thai đã lớn, do đó bác sĩ sẽ thông báo cho thai phụ để chuẩn bị tâm lý trước.

Ngoài ra, lần siêu âm này bác sĩ cũng có thể xác định được ngôi thai thuận hay nghịch. Từ đó có sự chuẩn bị về phương pháp cho cuộc sinh nở. Đồng thời, thai phụ sau khi thực hiện khám xong, bác sĩ cũng sẽ thực hiện tiêm vắc – xin uốn ván lần 2 trong thai kỳ của mình.

8. Lần khám thai thứ 8: Từ tuần 36

Thời điểm này thai nhi đã lớn, do đó những bất thường chưa được phát hiện ở các mốc khám thai trước đó thì nay đã có thể thấy rõ. Đây là lần khám thai quan trọng nhất của thai kỳ, bởi đây là giai đoạn quan trọng thai phụ sắp bước vào quá trình chuyển dạ.

Ngoai việc thai phụ sẽ được bác sĩ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe, tình trạng nước ối, nhau thai, trọng lượng thai, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện xét nghiệm Non – Stress. Trong đó, việc thực hiện xét nghiệm Non – Stress –  đo tim thai, nhằm kiểm tra sức khỏe của bé, dựa trên sự thay đổi của thai thai tương ứng với chuyển động của thai. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có được nhận đủ oxy hay không.

Bên cạnh đó, thai phụ cũng được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm đánh giá khung xương chậu, giúp thai phụ có sự chủ động trong công tác chuẩn bị cho ngày thai nhi chào đời là lựa chọn phương pháp sinh mổ hay thường và cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để có biện pháp kịp thời nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Tuy nhiên, một số trường hợp như nhau tiền đạo, có vết mổ cũ, hẹp khung chậu thì bắt buộc phải được thực hiện sinh mổ.

Lời giải đáp khám và siêu âm thai nhi có ảnh hưởng gì không?

Hiện nay có rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến vấn đề khám và siêu âm thai nhi có ảnh hưởng gì không? Theo các chuyên gia bác sĩ giải đáp, cho đến nay vẫn chưa có chứng minh rằng việc thực hiện siêu âm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Siêu âm thai nhi là một phương pháp chẩn đoán y khoa khá phổ biến hiện nay, sử dụng sóng siêu âm để thu được hình ảnh thai nhi và nhau thai cũng như tử cung và các bộ phận khác nằm trong khung xương chậu. trong quá trình siêu âm không hề khiến thai phụ thấy cảm giác đau hay khó chịu gì đối với thai nhi. Tuy nhiên, việc thực hiện siêu âm quá nhiều không đem lại nhiều thông tin, hơn nữ điều này còn khiến thai phụ phải di chuyển nhiều, gây ra nhiều mệt mỏi cho mẹ bầu.

Khi đi khám thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý gì?

Khi đã biết được các mốc khám thai vô cùng quan trọng không thể bỏ qua ở trên, để giúp cho quá trình khám thai của mẹ bầu được diễn ra hiệu quả thì trước khi đi khám thai mẹ bầu cần nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nên lựa chọn mặc những chiếc váy co giãn, rộng rãi thoải mái và nếu chỉ thực hiện siêu âm vùng bụng thì mẹ bầu có thể lựa chọn mặc những chiếc quần có cạp rộng và dễ dàng kéo xuống để việc khám được thực hiện dễ dàng.

  • Trước khi đi khám mẹ bầu không nên sử dụng các chất kích thích và nếu có kiểm tra tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cũng cần phải tuân thủ việc nhịn ăn theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác.

  • Khi đi khám thai, mẹ bầu cũng nên mang theo một số đồ ăn vặt để ăn trong thời gian chờ đợi lấy kết quả để không bị mất sức khi chờ đợi.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách trong những lần khám sẽ giúp mẹ bầu tránh bị viêm nhiễm khi khám.

  • Mang theo những hồ sơ khám thai ở những lần trước để bác sĩ theo dõi trong những lần khám tiếp theo.

  • Đi giày bệt khi đi khám, việc này không chỉ giám đảm bảo an toàn cho mẹ bầu mà còn giúp cho việc di chuyển được dễ dàng và nhanh nhẹ, thuận tiện hơn.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các mốc khám thai quan trọng, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn thêm được nhiều thông tin hữu ích giúp mẹ bầu có thể chủ động hơn trong việc đi khám thai để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của chính bản thân mình và thai nhi. Nếu chị em vẫn còn vấn đề cần được giải đáp, vui lòng liên click vào khung chat ngay tại đây và liên hệ đến số hotline để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.

Theo: benhviendakhoaninhbinh.com.vn